Bài diễn văn của chị

Lữ Anh Thư

Xin kính gửi quý vị bài diễn văn của chị Lữ Anh Thư ở tiết mục thuyết trình & hội thảo với chủ đề " Chúng Ta Là Ai và Chúng Ta Phải Làm Gì ? " trong buổi Tưởng Niệm Quốc Hận 30-4 tại thành phố Arlington, TX. Chị Lữ Anh Thư là một trong hai diễn gỉa đưọc mời đến thuyết trình. Vị diễn giả thứ hai là anh Phạm Nam Phu, Phó Chủ Tịch Tổ Chức Phục Hưng VN. Buổi Tưởng Niệm Quốc Hận 30-4 này do cộng dồng Dallas/Fort Worth và các đoàn thể tại địa phương thực hiện.
CTN

 

Kính thưa quý bậc trưởng thượng

Kính thưa quý vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể

Kính thưa nhị vị chủ tịch cộng đồng tại Dallas và Fort Worth,

Thân chào các anh chị em bạn trẻ,

Tôi rất hân hạnh được có mặt ở đây hôm nay để cùng cộng đồng người Việt tại Dallas-Ft. Worth tưởng nhớ đến quê hươngng, đồng bào nhân dịp tưởng niệm 28 năm đất nước thân yêu ro+i vào tay cộng sản.

Kính thưa quý vị, tôi còn nho+' rất rõ ngày 29/4/75 khi tôi cùng gia đình phải lìa bỏ quê hương lánh nạn cộng sản. Vẫn còn in trong ký ức tôi hình ảnh một Saigon trong cơn hỗn loạn, với những tiếng pháo kích nổ rền trời những cụm khói cháy đen bao trùm thành phố. Tôi vẫn còn nhìn thấy khuôn mặt hốt hoảng, sợ sệt của người dân Saigon nhôn nháo bồng bế nhau tìm đường tẩu thoát. Tôi không bao giờ quên được buổi chiều cuối tháng 4, khi chiếc xà lan chở gia đình tôi cùng hằng ngàn đồng bào khác rời sông Saigon hướng ra biển. Ngồi cuối xà lan, tôi cố thu vào trong ký ức hình ảnh của Saigon dù lúc đó Saigon thân yêu đang chìm trong khói lửa. Tiếng pháo kích, tiếng kho đạn thành Tuy Hạ nổ cháy pha lẫn tiếng người la hét, kêu gào là những tiếng đau thương tôi vẫn còn nghe văng vẳng bên tai. Sau 6 ngày lênh đênh trên biển, tàu của tôi đến bến ở Phi Luật Tân. Nhìn thấy đất liền, mọi người reo hò mừng rỡ. Nhưng sau tiếng reo hò mừng rỡ là nghẹn ngào những tiếng nấc. Bến bờ kia không phải là quê hương mình. Cũng từ giây phút đó, tôi nhận thức được mình đã trở thành một người dân lưu vong, không còn đất nước. Thân phận một người tị nạn càng thấm thía hơn những ngày sống trong các trại tạm cư, chờ mong vào lòng nhân đạo của thế giới.

Gần 30 năm đã qua. Những người Việt Nam tị nạn năm xưa giờ đã hội nhập đờ sống nơi quê hương tạm dung này, đã tái tạo lại sự nghiệp và ổn định cuộc sống. Những em bé tị nạn năm xưa giờ đã là những kỹ sư, bác sĩ thành đạt trong xã hội Hoa Kỳ. Chúng ta bây giờ không còn bị coi là người Việt Nam tị nạn mà là những người Mỹ gốc Việt . Nhưng chúng ta thì sao? Có bao giờ chúng ta tự hỏi mính: chúng ta là ai?

Kính thưaa quý vị,

Hiện tại trên thế giới có hơn gần 3 triệu người Việt Nam lưu vong. Đa số không còn mang quốc tịch Việt Nam. Sinh ra hay lớn lên tại Hoa Kỳ, một số chúng ta cảm thấy gần gủi với đất nước này hơn đất nước chúng ta. Nhưng dù có mang quốc tịch hay tên gì đi nữa, chúng ta vẫn là gốc Việt, vẫn mang trong tim dòng máu Tiên Rồng, vẫn hãnh diện về nguồn gốc dân tộc. Vì không thể chấp nhận chế độ bạo tàn, phi nhân của cộng sản mà chúng ta phải bỏ nước ra đi, chứ có phải đâu vì miếng cơm, manh áo? Hôm nay đây, đất nước thân yêu vẫn chìm đắm trong đói nghèo, lạc hậu, trong gông cùm của chế độ ngu hèn cộng sản. CSVN sau bao nhiêu năm gọi những người Viêt tị nạn là tay sai Mỹ ngụy, là thành phần phản động, nay đã âu yếm gọi chúng ta là Việt kiều, là "khúc ruột ngàn dặm". Nhưng dù chúng có gọi ta là gì đi nữa, dù có mang quốc tịch nào đi nữa, chúng ta vẫn là người Việt quốc gia tị nạn cộng sản, nhưng là người tị nạn biết suy tư.

Khi chúng ta bỏ nước ra di 28 năm trước, chúng ta đã mất tất cả. Di sản còn lại duy nhất là lá cờ vàng 3 sọc đỏ, là quốc kỳ biểu tượng cho tự do, dân chủ, cho chính nghĩa của chúng ta. Hôm nay đây, quốc kỳ này càng quý báu hơn nữa, vì nó nhắc nhở cho chúng ta đến nguồn cội của mình, đến quê hu+o+ng thân yêu và vì sao chúng ta phải lưu lạc tha phương.

Kính thu+a quý vị,

Chúng ta hiện đang sống trong một đất nước văn minh, nơi mà mọi quyền tự do căn bản của con người được bảo đảm và tôn trọng. Chúng ta có cơ hội học hỏi nhữg cái hay, cái đẹp, có sự nghiệp vững vàng, có tương lai tươi sáng. Nhìn lại quê hương, Việt Nam đã và đang trải qua một thời kỳ tối đen trong lịch sử. Bao nhiêu thế hệ tuổi trẻ Việt Nam không được ăn học, không có tương lai. Tuổi trẻ Việt Nam lượm rác, đánh giày. Hay tuổi trẻ Việt Nam bị buôn đi làm nô lệ trên thế giới. 30 năm dưới một chế độ gian manh, chuyên đàn áp, bóc lột, đạo đức, luân lý dân tộc hôm nay đã băng hoại ít nhiều. Ngoài những đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền, chà đạp quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng của người dân, trong gần 2 năm qua, đảng cộng sản Việt Nam đang chuyển mũi dùi sang một thành phần khác: đó là tuổi trẻ. Nếu chúng ta quan tâm đến nhuữg gì xãy ra tại VN lúc gần đây, nạn nhân những vụ bắt bớ, giam cầm gần đây là những người trẻ, thuộc thành phần trí thúc hay chuyên nghiệp. Chỉ vì phiên dịch một bài viết mang tựa đề "Thế nào là dân chủ"  anh Lê Chí Quang đã bị kết án 4 năm tù. Anh Phạm Hồng Sơn vì chỉ trích đường lối của đảng cũng bị bắt giam không xét xử. Đây là những người trẻ, có học thức, trong đó có cả những người từng là đảng viên cộng sản.

Song song với việc đàn áp người dân trong nước, csvn mặt khác lại bằng mọi cách lũng đoạn hàng ngũ người Việt quốc gia tại hải ngoại. Núp dưới những chiêu bài giao lưu văn hoá, csvn đưa những văn nghệ phẩm, sách báo, và cả văn nghệ sĩ sang hải ngoại để ru ngủ chúng ta,cố che đăy một chính sách phi nhân dưới lớp áo nhân bản. Chúng tìm cách tạo ra những đố kỵ, gây chia rẽ giữa những đoàn thể hầu phân tán tiềm lựcc chống cộng của người Việt chúng ta. Sự tái lập bang giao giữa Hoa Kỳ và VN cho CSVN nhiều cơ hội để trà trộn vào để phá rối hàng ngủ chúng tạ

Trước tình thế hiện tại, hơn bao giờ hết chúng ta cần cũng cố lập trường để bảo vệ cho thành trì chống cộng của chúng ta tại hải ngoại. Chúng ta cần nhắc nhở nhau về những chiêu bài gian manh của cộng sản để khỏi vô tình tiếp tay làm công cụ tuyên truyền cho cộng sản và chính sách phi nhân của chúng. Chúng ta cần tiếp tục tố cáo những tội ác của cs trước dư luận quốc tế. Đồng thời, với quy chế công dân, chúng ta vận động với chính quyền HK, với những người đại diện do chúng ta bầu lên giúp chúng ta nói lên tiếng nói cho hằng triệu đồng bào chúng ta tại quốc nội. Người Do Thái không cho thế giới quên tội ác Đức Quốc Xã bao giờ; Chúng ta phải giúp thế giới nhìn thấy bộ mặt thật của bọn cs vì họ không hiểu được sự gian manh của chúng nhu chính chúng ta, những người từng là nạn nhân của chế độ bạo tàn đó. Ngoài thực lực chính trị, chúng ta còn có thực lực kinh tế. Vớ số tiền 4 tỉ mỹ kim chúng ta gởi về trong nước hàng năm, số tiền mà đảng và nhà nước cộng sản bám vào để sống còn, chúng ta có thể dùng sức mạnh kinh tế để đòi hỏi bạo quyền Hà Nội phải thay đổi chính sách của họ. Chúng ta phải tự hỏi nếu chúng ta không làm thì ai làm? Và nếu bây giờ không đúng lúc thì bao giờ mới đúng lúc?

Đất nước VN không thiếu anh tài, không thiếu tài nguyên, sao lại là nước nghèo nhất nhì thế giới, thua cả những nước láng giềng?

Kính thưa quý vị, chúng ta không thể là khối đa số thầm lặng. Chúng ta càng không thể trông chờ vào một thế lực nào đó giúp cho chúng ta. Cha Ông chúng ta đã hy sinh xương máu cho chúng ta có được hôm nay. Chúng ta có bổn phận giữ gìn và bảo vệ để trao truyền lại cho thế hệ mai sau. Ngườ Việt quốc gia hải ngoại cần liên kết nhau để thống nhất các sinh hoạt đãu tranh hầu tạo một thế lực mạnh để buộc đối phương phải lắng nghe tiếng nói của chúng ta. Hãy xử dụng thực lực và quyền lợi đang có để đạt được điều mính mong muốn. Trách nhiệm đòi lại quê cha đất tổ, xây dựng một VN thật sự tư do, dân chủ, phú cường là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam góp bàn tay theo khả năng của mình để làm rạng danh nòi giống.

Trước khi dứt lời, xin được chia sẻ cùng quý vị một đoạn của bài thơ Dặn Con Khi Khôn Lớn của tác giả Trang Châu mà tôi đã thuộc nằm lòng và xin một lần nữa cảm ơn Ban Tổ Chức đã cho tôi hân hạnh có mặt tại đây hôm nay.

Ngày ra đi cha ẳm trên tay

Con mời khôn 3 tháng 1 ngày

Con đâu biết nhà tan, nước mất

Đâu biết mình sao lạc phương tây

Con lớn khôn quê người ấm no

Đất nước yên vui tu+o+i thắm bốn mùa

Con đâu biết những gì con đang hưởng

Là những gì đất nước đang mơ

Tên Con Cha phải đặt thêm tên

Cho người dễ đọc người nghe quen

Nhưng con phải nhớ người người ta trọng

Là người không chối bỏ tổ tiên

Nếu con thấy đêm đông mịt mùng

Con đừng ngồi đó để mong trăng

Đừng ngồi đó chờ ai nhóm lửa

Tự thắp con ơi, ngọn nến hồng.

Xin mỗi chúng ta hảy là một ngọn nến, thắp lên một ngày mai tươi sáng cho quê hương Việt Nam thân yêu.