Sorry, your browser doesn't support Java(tm).                      

 

 

 

 

 

Ba Mươi Tháng Tư Buồn...

Trong cái ẩm ướt của một ngày đầu tháng Năm, cộng đồng VN tại Oregon vừa cố gắng thực hiện một việc tưởng như ngoài sức của mình: tổ chức Lễ Tưởng Niệm 30/4. Người ít, tài chánh gần như một con số không, lòng người phân tán...bao nhiêu là trở ngại, thế nhưng thời tiết có lẽ là một trở ngại lớn nhất mà không ai có thể chế ngự được, giờ chót: mưa hầu như suốt ngày và những cơn gió lạnh không tiên đoán được giữa những ngày tháng Năm lại xuất hiện gây trở ngại cho không biết bao người muốn đến tham dự nhưng không thể...

Vậy là 30 tháng Tư của những năm đầu thiên niên kỷ.. 28 năm đã qua và không ai có thể đếm được có bao nhiêu người của những ngày đầu, khi người Việt vừa chân ướt chân ráo đến định cư ở Mỹ...và cũng không ai còn buồn đếm có bao nhiêu người trong năm nay...Cũng 30 tháng Tư nhưng cái chất ngất hào khí của những năm đầu giờ đây sao thiếu vắng lạ lùng.

Buổi sáng, nhiều anh em HO ngồi quán thở dài khi nhìn trời mưa vần vũ. Một em gái trạc tuổi high-school khi được hỏi nghĩ gì về ngày30/4 em không ngần ngại trả lời: Bên này tổ chức ngày 30/4 không vui bằng VN. Chao ơi. Phải tốn bao nhiêu thời gian để có thể giải thích cằn kẽ cho em hiểu. Và phải mất bao nhiêu thời gian nữa để em có thể dấn thân, hay nói nhẹ nhàng hơn là "hoạt động cộng đồng"? Xuất hiện trong đám đông vẫn là những khuôn mằt quen thuộc của bao năm về trước, có điều những khuôn mằt ấy nay đã già hơn, sầu muộn hơn. Lá quốc kỳ VN khổng lồ không che nỗi sự trống vắng của những người tham dự. Khán đài đẹp và công phu đ?27 nói lên rất nhiều về sự cố gắng của ban tổ chức. Dù sao còn rất nhiều người vẫn nằng lòng với cái ngày lịch sử này...


"
Tưởng Niệm Ngày30/4" là chủ đề của buổi lễ. Cái ngày ác nghiệt ấy đã qua nhưng hệ lụy của nó chắc chắn không dễ gì phai đi trong lòng rất nhiều người. Mỗi năm nhắc lại không phải để bày tỏ hận thù mới như nhiều người lạnh lùng kết án mà là chia sẻ với nhau những nhọc nhằn, mất mát không gì bù đắp nỗi của những người trực tiếp chịu cảnh đau thương. Cho dù không khí buổi lễ ngày hôm nay không thể sánh với những năm về trước nhưng ít ra chúng ta cũng thấy được phần nào cái âm ỉ không thể nào phai của những ngày đầu mất nước. 30/4, từ lâu đã trở thành ngày bi thảm của dân tộc, tưởng niệm ngày này là môﴠhành động đứng đắn không có gì phải bàn cãi. Chỉ sợ rằng chúng ta thiếu quyết tâm để trao lại những gì còn dang dỡ cho những thế hệ sau. Lửa hay kiến thức? Cái nào lợi hơn?

Khuất Kim Ngữ
Viết từ Portland, OR

 

Quốc Hận 30/4: "Cuộc Cách Mạng của Lá Cờ Vàng Bọc Ðỏ của người Việt": THÀNH PHỐ SAN JOSE CÔNG NHẬN LÁ CỜ VANG BA SOC ÐỎ VNCH LÀ LÁ CỜ DUY NHẤT CỦA CỘNG ÐỒNG NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN & NGÀY 30/4 LÀ NGÀY TƯỞNG NIỆM THÁNG TƯ ÐEN

* Hội trường thành phố San Jose tràn ngập cờ vàng ba sọc đỏ SAN JOSE (TVNs) - Lúc 7:17 tối thứ ba 15/4 cũng là ngày cuối của mùa khai thuế, tại San Jose, một biến cố lạ thường đã xảy ra ngay trong những phút đầu của nghị trình nhóm họp hàng tháng của Hội Ðồng Thành Phố San Jose Nghị viên tân cử Terry Gregory, thuộc quản hạt dân cư số 7, gióng lời "Tôi xin kính mời toàn thể quí vị đứng dậy và phất cao ngọn cờ vàng!".

Như thường lệ, tất cả nghị viên thành phố, kể cả Thị Trưởng San Jose, ông Ron Gonzales và các thư ký của phiên họp đều ngồi trên vòng cung, cao hơn ghế ngồi của những người tham dự vài bậc tầng cấp.

Phiên họp của Hội Ðồng thành phố với nhiều nghị trình được thảo luận và mở dầu phiên họp với nghi trình được đánh số 1 trong chương trình, Thị Trưởng Ron Gonzales cùng hai nghị viên Terry Gregory thuộc đơn vị quản hạt 7 và nghị viên Chuck Reed, thuộc đơn vị quản hạt 4 cùng rời vị trí, bước xuống sát với hàng ghế đầu để mở đầu cho phần thông qua nghị trình số 1 của buổi họp.

Tưởng cũng cần đề cập, hai nghi viên nói trên là hai vị dân cử của thành phố khá quen thuộc và gắn bó với sinh hoạt của cộng đồng người Việt trong vùng. Riêng nghị viên Chuck Reed là nhân vật mà trong những ngày qua được các cơ quan truyền thông báo chí người Việt nhắc nhở đến nhiều qua câu chuyện cô con gái của ông này là Ðại Úy phi công Kim Campbell, người phụ nữ xuất sắc đã điều khiển bằng tay chiếc máy bay A-10 của Không Lực Hoa Kỳ đã đáp an toàn trong "đường tơ kẻ tóc" khi phi cơ cô Kim Campbell lái trong một phi vụ yểm trợ các đơn vị bộ binh tấn công thủ dô Baghdad bị trúng đạn phòng không của Iraq. Cả hai vị dân cử này là đồng tác giả của bản Nghị Quyết sắp được công bố.

Trở lại hội trường thành phố San Jose. Sau lời gióng tiếng của nghị viên Terry Gregory, bật dậy từ những hàng ghế xếp ba đợt vòng cung, gần 500 đồng hương Việt Nam, gồm một số nhỏ đã phải đứng bao quanh phòng họp Councils Chamber, vừa phất cao lá cờ vàng ba sọc đỏ, vừa hô lớn những khẩu hiệu trong niềm vui sướng của ánh mắt, của nụ cười. Phía đối diện, trong nhịp vỗ tay không ngừng, 3 nhân vật chủ lễ và cũng là đồng tác giả của nghị quyết "Tưởng Nhớ Tháng Tư Ðen 2003" - Ông Thị Trưởng thành phố San Jose, Ron Gonzales, Ông Nghị Viên thành phố, quản hạt dân cư số 4, Chuck Reed và Ông Terry Gregory, vị tân nghị viên quản hạt số 7. Ba vị này đã khai mạc nghị trình sinh họat của thành phố với nghi lễ tuyên dương cộng đồng người Mỹ gốc Việt qua bốn điểm vinh danh Người Tị Nạn, Cộng Ðồng Tị Nạn Việt Nam, Quốc Kỳ VNCH và Những công trình đấu tranh cho Nhân Quyền Việt Nam.

Trong phần giữa của Bảng Nghị Quyết, cân xứng bởi con triện thành phố và 4 chữ ký, hiện diện những giòng chữ đầy nghiêm trang - " Thị trưởng , Hội Ðồng Thành phố và đồng viện long trọng tuyên nhận ngày 30/4/2003 là Ngày Tưởng Nhớ Tháng Tư Ðen tại San Jose, và hơn thế nữa, Thành phố San Jose công nhận Quốc Kỳ VNCH trước đây là Lá Cờ Của Người Việt Nam Tự Do, sẽ được tung bay trên bất cứ cơ sở tài sản của thành phố, trong bất cứ những diễn biến sinh hoạt cộng đồng Người Mỹ Gốc Việt do thành phố đồng bảo trợ đúng theo những qui định phép tắc hiện hành". Tinh thần bản văn lịch sử này trước đó đã được Ô Chuck Reed tuyên đọc vang dội cả nghị phòng.

Ðúng ở thời điểm này, mọi người trố mắt nhìn một lá quốc kỳ VNCH, lá cờ lớn nhất trong phòng hội được trịnh trọng rước bởi một số anh chị em trẻ tuổi mới đi công tác vận động chính giới tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn về. Lá cờ vàng duy nhất, lớn nhất , ở vị trí tung bay ngang bổng trên đầu người, phất phới bay ngạo nghễ nhất khiến các nhiếp ảnh gia cạnh tranh ráo riết chụp hình. Phóng ảnh nguyên văn bản Nghị Quyết lịch sử này được đăng tải trong số báo nầy và dưới đây phần lược dịch của Tin Việt News về nội dung bản Nghị Quyết như sau: "TUYÊN BỐ CỦA THÀNH PHỐ SAN JOSE XÉT VÌ: Những người tị nạn từ Việt Nam Cộng Hòa nhập cư vào Hoa Kỳ và định cư tại San Jose như là những người Việt tự do rất đáng được trân trọng và ghi nhớ đối với những sự hy sinh của họ cho tự do và nhân quyền tại Việt Nam và những sự đóng góp của họ cho Hoa Kỳ; và XÉT VÌ: San Jose là quê hương của những người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ; và XÉT VÌ: Lá cờ Việt Nam trước đây, gồm có ba sọc màu đỏ trên một nền màu vàng, đại diện cho những người Việt tự do, văn hóa của họ, và lịch sử lâu dài của họ đáng được chào đón trong các dịp lễ một cách trân trọng; và XÉT VÌ: Hàng năm, những người Việt Nam tự do thường tổ chức Lễ Tưởng Niệm ngày 30 tháng 04 như là "Ngày Tưởng Niệm Tháng Tư Ðen" để nhắc nhở chúng ta lúc nào cũng nên cảnh giác chống lại chế độ bạo quyền chuyên chế dưới mọi hình thức, hỗ trợ tích cực việc thực hiện nhân quyền cho mọi dân tộc, và cũng để đề cao những nguyên tắc dân chủ, công lý và khoan dung mà quốc gia chúng ta đã đắc thủ. Căn cứ những điểm trên, tôi, Ron Gonzales, Thị Trưởng thành phố San Jose, cùng với các Nghị Viên Chuck Reed và Terry Gregory và các đồng nghiệp trong Hội Ðồng Thành Phố, long trọng tuyên bố ngày 30 tháng 04 năm 2003 là: NGÀY TƯỞNG NIỆM THÁNG TƯ ÐEN 2003 tại San Jose, và thêm nữa, Thành Phố San Jose công nhận lá cờ Việt Nam trước đây được coi như là lá cờ của những người Việt Nam tự do, có thể được treo trên mọi công ốc thuộc thành phố, trong các dịp lễ Việt-Mỹ do thành phố hỗ trợ, với điều kiện xin giấy phép của Thành Phố. Ron Gonzales Thị Trưởng Chuck Reed Nghị viên Hội Ðồng Thành Phố Terry O. Gregory Nghị viên Hội Ðồng Thành Phố Patrucia L.Ohraru Thư ký Thành Phố".

Ngoài sân khu vực Toà Thị Chính không còn đến nửa chỗ đậu xe. Trên lầu hai, trong phòng hội, chật ních những đồng hương Việt Nam. Ðủ thành phần. Ðủ đại diện. Ðủ thế hệ. Tối lịch sử này, họ làm chủ thành phố! Tối nay nghị trình sinh họat liên quan đến người Việt Nam được xếp hàng đầu và mang tính chất nghi lễ. Khác hẳn với những diễn biến trước đây, thường thường nghị trình liên hệ đến người Việt được sắp xếp cuối chương trình, gần đến 11 giờ đêm. Ðêm nay, trời vẫn sáng, người Việt tham dự tủa ra ngoài chụp hình và hàn huyên, trả lại phòng họp cho thành phố, sau đó chỉ vỏn vẹn còn dăm ba chục người. Hầu hết là người da trắng. Khi cánh cửa phòng họp đóng lại. Vẫn còn đó, các thành viên Cộng Ðồng thâu góp những cờ giấy mà họ phân phát buổi chiều. Vẫn còn đó, các anh chị em của đảng bộ Cộng Hòa, thâu nhận những phó bản Nghị Quyết mà họ gởi đến đồng hương vào trước tối. Vẫn còn đó, những anh chị em trẻ của VPAC, tung tăng, tung tăng. "Tôi cứ tưởng đêm nay mình phải đấu khẩu "hearing" đấy chứ! Ai ngờ kỳ thú đến như vầy, 100%. Cũng đỡ phải nghe "Yes" với "No", nhìn xem ai đèn xanh, ai đèn đỏ. Cảm ơn Tiên Tổ Giống Nòi Việt!". Lời nói như nhỏng nhẻo của một tham dự viên, trước thực tế như đã an bài. Nhưng là thành quả của những chuỗi ngày vận động âm thầm, bền bỉ, đôi lúc chông gai. Một lời Tạ Ơn dâng lên Tiền Nhân dựng Nước. Một lẽ Tạ Tình hiến tặng những Anh linh hy sinh giữ nước. Ai đó đang đi trên đường gai góc cứu lấy quê hương dân tộc, có nhìn thấy ánh Cờ Vàng tung bay! Cũng cần đề cập, việc vận động đồng hương tham dự buổi hearing nói trên được xuất phát từ hai bài viết của Tin Biển tức nhà văn Vũ Văn Lộc, Giám Ðốc IRCC trong hai số báo cuối tuần và đầu tuần cũng như lời kêu gọi của Hội Ðồng Ðại Biểu Cộng Hòa Bắc California của ông Mạc Văn Thuận trên một số cơ quan truyền thông trong vùng.

28 năm sau ngày 30 tháng tư năm 1975, ngày mà người Việt bắt đầu việc bỏ nước ra đi bằng nhiều hình thức: di tản, vượt biển, vượt biên, con lai, ODP, H.O. thì kỷ niệm Quốc Hận 30/4/2003 đã trở thành một cuộc "Cách Mạng của lá cờ Vàng Ba Sọc", đánh đấu mốc bằng những cuộc vinh danh lịch sử từ thành phố Westminter, Garden Grove, Falls Church, Virginia và nay San Jose vùng đất thủ phủ đấu tranh chính trị của người Việt tị nạn cộng sản. Hoa Kỳ đã có bang giao với chế độ CSVN từ nhiều năm qua nhưng lá cờ máu của CSVN vẫn không được tung bay ngạo nghễ như lá cờ vàng ba sọc đỏ. Lịch sử lập quốc của đất nước Hoa Kỳ, một xứ sở được mệnh danh là Hiệp Chủng Quốc lần đầu tiên xảy ra chuyện không tưởng như vậy. Ðó là lá cờ mà những người di dân tị nạn tôn thờ lại được vinh danh, tuyên dương và công nhận là một lá cờ chính thức hơn cả lá cờ của cái gọi là quốc gia mà Hoa Kỳ đang có bang giao.

Một điều cần phải đề cập việc ra đời của bản Nghị Quyết kể trên một phần xuất phát từ nổ lực vận động của hai phụ nữ người Mỹ gốc Việt, hiện dang đảm trách phụ tá cho hai nghị viên. Ðó là Cô Trang Nguyễn, phụ tá của ông Terry Gregory và cô Mandy Nguyễn, phụ tá của ông Chuck Reed. Trong cương vị của mình, cả hai cô Trang Nguyễn và Mandy Nguyễn đã nổ lực trình bày cho hai vị dân cử nắm rỏi nguyện vọng tha thiết của cộng đồng người Việt trong vùng dẫn đến việc hai vị dân cử đã bảo trợ cho Nghị Quyết để đưa ra trước Hội Ðồng thành phố. *

 

Hạ Viện Cali 1 Phút Mặc Niệm Ngày 30-4 Cho VN

SACRAMENTO - Dân Biểu Lou Correa (Dân Chủ - Santa Ana) đã long trọng kêu gọi một phút mặc niệm tưởng nhớ đến ngày 30 tháng Tư Đen trên diễn đàn của Hạ Nghị Viện tiểu bang California. Ngày 30/4/03, Hạ Nghị Viện tiểu bang California kỷ niệm một ngày buồn của người Việt tị nạn cùng với các cộng đồng người Việt khắp nơi để đánh dấu 28 năm mất nước vào tay cộng sản và cả triệu người Việt Nam bằng đủ mọi phương tiện chạy trốn cộng sản. Cũng giống như các cộng đồng người Việt khắp nơi, Hạ Nghị Viện cũng gọi ngày 30/4 là ngày của "Tháng Tư Đen."


Phát biểu trước diễn đàn Hạ Viện, Dân Biểu Lou Correa, đại diện đơn vị 69 bao gồm các thành phố Santa Ana, Garden Grove, và Anaheim, những nơi có đông người Việt cư ngụ, nói rằng: "Ngày 30/4 là ngày sầu thảm, đau buồn của chúng ta. Đây là ngày mà người Việt cũng như người Mỹ vinh danh tất cả những người đã hy sinh tính mạng để bảo vệ tự do trên đất nước Việt Nam. Các sự hy sinh mà cử tri gốc Việt của tôi đã phải trải qua, làm tôi vô cùng xúc động. Người Mỹ gốc Việt thuộc đủ mọi thành phần có những câu chuyện vượt biên khác nhau khi chạy trốn một xứ sở tan nát vì chiến cuộc. Từ một tướng lãnh đạo, một giáo sư đại học, một thương gia đến một học sinh, mọi người Việt Nam thuộc mọi lứa tuổi đều bị biến cố này ảnh hưởng đến cuộc đời."


Dân Lou Correa phát biểu tiếp:
"Ngày hôm nay, hàng trăm ngàn người Việt đã chọn tiểu bang California làm quê hương thứ hai. Họ có cuộc sống mới và đời sống mới. Hiện có khoảng 135,000 người Việt cự ngụ tại Quận Cam và có đến 3,000 cơ sở thương mại của người Việt. Người Việt Nam đã có nhiều thành công rực rỡ trong nhiều lãnh vực khác nhau."


"Ngày 30 tháng Tư là ngày để ghi nhớ và hồi tưởng," Dân Biểu Lou Correa kết lời trước diễn đàn Hạ Nghị Viện tại thủ đô Sacramento, "Không những chúng ta vinh danh cho các người anh hùng của chúng ta đã ngã xuống vì tự do, chúng ta cũng nhìn về tương lai của các người Việt tị nạn tại đây nay đang là cộng dân Hoa Kỳ, làm lại cuộc đời ở California và một ngày kia hy vọng đoàn tụ được người thân. Chúng ta cũng nhìn về tương lai Việt Nam và vẫn tiếp tục ủng họ trong công cuộc đấu tranh cho một tương lai tươi sáng và tự do và dân chủ thật sự trên đất nước Việt Nam."

 

30-4-75: Nhảy Dù, Biệt Cách Dù Giao Chiến Với CQ

Vương Hồng Anh tổng lược


* Người lính Việt Nam Cộng Hòa, những giờ cuối cùng của cuộc chiến


Vào những ngày cuối cùng của tháng 4/1975, trong khi những người lãnh đạo tối cao của quốc gia và quân đội tìm mọi cách để ra đi, thì tại mặt trận vòng đai Sài Gòn và ngay trong Thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa, người lính Quân lực VNCH từ anh binh nhì cho đến các trung đoàn trưởng, lữ đoàn trưởng... thuộc các binh đoàn bộ chiến, vẫn giữ vững tay súng tử chiến với Cộng quân đến phút cuối cùng.


Từ 0 giờ sáng đến 10 giờ ngày 30/4/1975, trên các cửa ngõ vào thủ đô Sài Gòn, những người lính Bộ binh, Nhảy Dù, Biệt kích Nhảy Dù, Biệt động quân, Thiết giáp, Thủy quân Lục chiến... đã đánh trận cuối cùng trong đời lính của họ: 32 chiến xa và gần 30 quân xa Cộng quân bị bắn cháy, gần 2 tiểu đoàn Cộng quân tan xác... Đó là chiến tích của người lính VNCH tại mặt trận Thủ Đô Sài Gòn trong buổi sáng cuối cùng của cuộc chiến, trước khi tân Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh Quân lực VNCH buông súng vào lúc 10 giờ 15 phút ngày 30/4/1975. Trong những giờ phút cuối cùng này, tại Sài Gòn, trái tim của Việt Nam Cộng Hòa, có rất nhiều sự kiện diễn ra dồn dập, những trận đánh hào hùng và bi tráng của một số đơn vị Nhảy Dù, Biệt Cách Nhảy Dù... trước giờ G:


* Bộ Tổng Tham Mưu QL/VNCH, những giờ cuối cùng:


Như đã trình bày, trưa ngày 29 tháng 4/1975, các vị tướng có thẩm quyền tại Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH đã ra đi. Đại tướng Viên rời Việt Nam từ chiều 28/4/1975 cùng với Chuẩn tướng Thọ (trưởng phòng 3); Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng Liên quân Bộ Tổng tham mưu kiêm Tổng cục trưởng Tiếp vận ra đi vào lúc 11 giờ 30 ngày 29/4/1975. Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Biệt khu Thủ đô cũng đã "chia tay" với các cộng sự viên của mình từ sáng ngày 29/4/1975. Để có tướng lãnh chỉ huy Quân đội, tân Tổng thống Dương Văn Minh đã cử một số tướng lãnh và cựu tướng lãnh giữ các chức vụ trọng yếu: Trung tướng Vĩnh Lộc giữ chức Tổng Tham mưu trưởng; Nguyễn Hữu Hạnh, Chuẩn tướng, đã về hưu từ tháng 4/1974, làm Phụ tá Tổng tham mưu trưởng; cựu Thiếu tướng Lâm Văn Phát, được cử làm Tư lệnh Biệt khu Thủ Đô Chuẩn tướng Lê Văn Thân, nguyên Tư lệnh phó Quân khu 2, làm Tư lệnh phó phụ giúp Tướng Phát; Chuẩn tướng Nguyễn Văn Chức, nguyên Cục trưởng Công binh, Thứ trưởng Định cư trong Nội các Nguyễn Bá Cẩn, giữ chức Tổng cục trưởng Tiếp vận.


Sau khi nhận chức Tổng tham mưu trưởng, chiều 29/4/1975, Trung tướng Vĩnh Lộc đã triệu tập một cuộc họp với các tướng lãnh và sĩ quan cao cấp đang còn ở lại Sài Gòn tại phòng họp bộ Tổng Tham Mưu và yêu cầu "mọi người đừng bỏ đi, hãy ở lại để làm việc với tất cả trách nhiệm".


Về Không quân, đến chiều ngày 29/4/1975 chỉ còn Sư đoàn 4 Không quân tại căn cứ Trà Nóc, Cần Thơ là còn nguyên vẹn, một số phi cơ của các Sư đoàn 3 và Sư đoàn 5 Không quân đã bay về căn cứ Trà Nóc từ chiều ngày 29/4/1975. Vị tướng Không quân còn quân và phi cơ trong tay là Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Tần, tư lệnh Sư đoàn 4 Không quân đồng thời là quyền Tư lệnh Không quân vào ngày cuối của cuộc chiến.
* Trận chiến tại các cửa ngõ vào Sài Gòn:


Tại phòng tuyến Củ Chi, tối 29/4/1975, toàn bộ quân trú phòng và bộ Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh mở đường máu về Hóc Môn. Riêng Chuẩn tướng Lý Tòng Bá, Tư lệnh Sư đoàn và một Thượng sĩ cận vệ tên Ngọc đã phải thay nhau làm khinh binh với những bài toán chiến thuật cá nhân để thoát khỏi vòng vây của Cộng quân. Cuối cùng vị tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh bị lọt vào tay địch khi ông và người cận về gần đến Hóc Môn. Theo lời kể của Tướng Bá, cùng bị bắt trong đêm rút quân này còn có một số sĩ quan cao cấp của Sư đoàn 25 Bộ binh: Đại tá Trương Thắng Chức, Tư lệnh phó Sư đoàn; Đại tá Khiêm, Tham mưu trưởng Sư đoàn, Trung tá Chong, chỉ huy Pháo binh Sư đoàn; Trung tá Út, Trung đoàn phó Trung đoàn 50; Thiếu tá Anh, Tiểu đoàn 25 Công Binh; Thiếu tá Hoàn, Trung đoàn 49...


Tại phòng tuyến của Sư đoàn 5 Bộ binh, Trung tâm Huấn luyện Sư đoàn chỉ thật sự chấm dứt hoạt động huấn luyện trên bãi tập vào ngày 28/4/1975 và được lệnh cấm trại 100% để lo phòng thủ. Khoảng 10 giờ đêm ngày 29/4/1975, Cộng quân di chuyển trên xa lộ Đại Hàn (Sài Gòn-Bình Dương). Bộ binh đi hai hàng dọc, kẹp sát lề đường, xen kẻ ở giữa là chiến xa T 54. Các đơn vị Cộng quân ngang nhiên di chuyển về hướng Sài Gòn và không ngụy trang lá cây như những cuộc chuyển quân trước đó. Vừa đi ngang khu vực trung tâm Huấn luyện Sư đoàn 5 Bộ binh, thì pháo đội súng cối 81 ly của trung tâm bắn ra để ngăn cản bước tiến quân của địch. Ngay sau đó, chiến xa và bộ binh của Cộng quân đã dàn hàng ngang tiến thẳng về phía trung tâm, những súng phòng không trên pháo tháp của chiến xa Cộng quân thi nhau nhả đạn, nhưng chỉ một lát sau thì ngưng lại. Đoàn quân của địch lại tiếp tục di chuyển về hướng Sài Gòn. Quân lính CS đi rất vội vã, hối hả. Đó là dấu hiệu cho thấy Cộng quân tránh giao tranh dọc đường để tiến nhanh về Sài Gòn càng sớm càng tốt.


Tại mặt Nam của Sài Gòn, ngay từ ngày 28/4/1975, bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô không còn quân trừ bị để giải tỏa áp lực của Cộng quân. Một liên đoàn Biệt động quân đang hành quân dọc theo quốc lộ 4 phía nam Bến Tranh đã được điều động về quận lỵ Cần Đước theo liên tỉnh lộ 5A vào buổi trưa và đặt dưới quyền điều động của bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Liên tỉnh lộ nối liền Chợ Lớn và Cần Đước cũng bị cắt nhiều đoạn nên các lực lượng VNCH không thể phá vỡ được các chốt chận của Cộng quân tại cầu Nhị Thiên Đường (khu vực này bị Cộng quân chiếm từ rạng sáng ngày 29/4/1975).
Trong khi trận chiến xảy ra tại nhiều nơi thì kho đạn Thành Tuy Hạ lại bị pháo kích nặng nề nên phát nổ nhiều nơi. Hệ thống truyền tin liên lạc với bộ chỉ huy Kho đạn bị mất vào lúc 1 giờ chiều. Xe tăng Cộng quân xuất hiện tại Cát Lái và bắn vào cầu tàu chất đạn chưa được bốc dỡ.


Tại cụm phòng tuyến khu vực từ ngã tư Quân Vận (gần trung tâm huấn luyện Quang Trung) đến cầu Tham Lươn Bà Quẹo; Bình Thới-Ngã ba Bà Quẹo; Bảy Hiền-Lăng Cha Cả, đơn vị Dù phòng ngự tại đây đã nỗ lực ngăn chận Cộng quân. Những người lính Dù không hề nao núng, bình tĩnh chuẩn bị cho trận đánh giờ thứ 25.


Tại vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu, một chiến đoàn thuộc Liên đoàn 81 Biệt cách Nhảy Dù do Thiếu tá Phạm Châu Tài chỉ huy đã dàn quân chận địch, từ 8 giờ sáng đến 10 giờ sáng, chiến đoàn này đã bắn cháy 6 chiến xa Cộng quân và nỗ lực đánh bật địch ra khỏi trận địa.


* 5 cánh quân CSVN tấn công vào Sài Gòn:


Ngay trong đêm 29 tháng 4/1975, 5 cánh quân của Cộng quân tiến sát Sài Gòn. Hướng Tây Nam do binh đoàn 232 với 5 sư đoàn do Lê Đức Anh làm tư lệnh chỉ huy (sau này là chủ tịch nhà nước CSVN từ 1992-1997); quân đoàn 3 CSBV do Vũ Lăng, thiếu tướng CS BV chỉ huy; quân đoàn 1 CSBV do Nguyễn Hóa làm tư lệnh; quân đoàn 4 do Hoàng Cầm chỉ huy; Binh đoàn 2 CSBV với 4 sư đoàn do Nguyễn Hữu An làm tư lệnh. Chỉ huy trực tiếp các cánh quân CSBV là Trần Văn Trà,thượng tướng, tổng chỉ huy lực lượng CSVN tại miền Nam. Bộ tư lệnh điều hợp toàn bộ kế hoạch của CSBV đặt tại một căn cứ ở miền Đông do Văn Tiến Dũng làm tư lệnh và Phạm Hùng làm chính ủy, Lê Đức Thọ từ Hà Nội làm cố vấn và là đặc phái viên bộ Chính trị CSVN.
* Những trận đánh trước giờ G...


Từ sáng sớm ngày 30 tháng 4, tại các mặt trận quanh Sài Gòn và Biên Hòa, các đơn vị của Sư đoàn 5BB, Sư đoàn 18BB, Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, các đơn vị Dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân... đều đặt trong tình trạng sẵn sàng ứng chiến để chận đánh Cộng quân. Tại bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Thiếu tướng Lâm Văn Phát từ sáng sớm đã dùng trực thăng bay quan sát tình hình, vừa đáp xuống bộ Tư lệnh ông gọi máy liên lạc với Chuẩn tướng Tần, sĩ quan cao cấp nhất của Không quân vào lúc đó. Tướng Phát yêu cầu Tướng Tần cho các phi tuần khu trục liên tục oanh kích Cộng quân đang chuyển quân dọc theo con đường từ ngả tư Bảy Hiền lên đến Hóc Môn.


Trong khi các đơn vị VNCH đang nỗ lực đẩy lùi Cộng quân ra khỏi bộ Tổng tham mưu, thì vào 10 giờ 15 phút, tân Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa ngưng chiến. Trước đó vài phút, chiến đoàn Biệt Cách Nhảy Dù đang tung các đợt phản công để đánh bật địch quanh vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu. Khi nhận được lệnh ngưng bắn, Thiếu tá Phạm Châu Tài, chiến đoàn trưởng Biệt Cách Nhảy Dù đã lấy xe jeep vào Bộ Tổng Tham Mưu, ông được anh em binh sĩ gác cổng cho biết là Trung tướng Vĩnh Lộc, Tân Tổng Tham mưu trưởng, đã ra đi lúc 6 giờ sáng, tất cả tướng lãnh và các đại tá đã họp với Thiếu tá Tài về kế hoạch phòng thủ Tổng hành dinh bộ Tổng Tham mưu trong đêm 29/4/1975, cũng không còn ai.


Trước tình hình đó, Thiếu tá Tài đã bốc điện thoại quay số gọi về văn phòng Tổng Tổng phủ, gặp Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh ở đầu giây. Ông Hạnh hỏi Thiếu tá Tài là ai? Vị chiến đoàn trưởng đã trả lời: Tôi là chiến đoàn trưởng Biệt cách Nhảy Dù đang trách nhiệm bảo vệ bộ Tổng tham mưu, tôi xin được gặp Tổng thống. Vài giây sau, thiếu tá Tài nghe tiến ông Dương Văn Minh nói ở đầu máy: Đại tướng Dương Văn Minh nghe đây, có chuyện gì đó ? Thiếu tá Tài trình bày: Tôi đang chỉ huy cánh quân tử chiến với Cộng quân ở Bộ Tổng Tham mưu thì có lệnh ngưng bắn, nhưng Cộng quân vẫn tiến vào, tôi đã liên lạc với bộ Tổng Tham mưu nhưng không có ai, nên muốn nói chuyện với Tổng thống là Tổng Tư lệnh Tối cao của Quân đội để xin quyết định. Tướng Minh trả lời: Các em chuẩn bị bàn giao đi! Thiếu tá Tài ngạc nhiên hỏi lại: Bàn giao là như thế nào thưa đại tướng, có phải là đầu hàng không ? Tướng Minh đáp: Đúng vậy, ngay bây giờ xe tăng Việt Cộng đang tiến vào Dinh Độc Lập. Nghe tướng Minh cho biết như vậy, Thiếu tá Tài nói ngay: Nếu xe tăng Việt Cộng tiến vào dinh Độc Lập, chúng tôi sẽ đến cứu Tổng thống. Tướng Minh suy nghĩ, Thiếu tá Tài nói tiếp: Tổng thống phải chịu trách nhiệm trước 2 ngàn cảm tử quân đang tử chiến với Cộng quân ở bộ Tổng tham mưu. Tướng Minh trả lời: Tùy các anh em!


Theo lời Thiếu tá Tài, sau này, khi bị CQ giam trong trại tù, ông đã găp trung tá Võ Ngọc Lan, Liên đoàn trưởng Liên đoàn phòng vệ Tổng thống Phủ. Trung tá Lan nói với Thiếu tá Tài: Lúc đó, moa đứng cạnh ông tướng Minh, moa nghe toa nói vào cứu Tổng thống. Thiếu tá Tài giải thích: Tổng thống là vị lãnh đạo tối cao của quân lực, phải cứu ông ra để có người chỉ huy quân đội.

 

Tưởng Niệm 30-4-1975

Hôm thứ Hai, toàn diện thị trường chứng khoán vùng lên mạnh, với giới đầu tư phấn khởi tung mua các cổ phần blue-chip và technology, nhờ tin lợi tức tốt của McDonald's và Procter &G amgle, cọng thêm mức bán chips, cùng với tin kinh tế.

LTS: Giữa lúc CSVN ngang nhiên vi phạm Hiệp Định Ba Lê, ồ ạt xua quân tấn công VNCH, Tổng Thống Ford đã ra lệnh triệu tập khẩn cấp 2 phiên họp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ vào ngày 24/4 và 28/4/75. Nhờ biên bản của 2 phiên họp này được chính phủ Mỹ cho bạch hóa phần lớn, ta mới biết được những sự thật vô cùng bí mật: Lúc đó TT Ford đã ra lệnh cho Kissinger đi đêm với chủ tịch CS Nga Leonid Brezhnev để Nga ra lệnh cho CSVN tạm thời án binh bất động trong một thời gian vừa đủ để Mỹ di tản tất cả người Mỹ ra khỏi VN một cách an toàn. Ngoài ra, Mỹ, Nga và CSVN cũng đã tìm cách tung hứng, tạo ảo tưởng còn nước còn tát trong chính phủ và quân đội VNCH để duy trì trật tự tối thiểu cho người Mỹ triệt thoái. Nhân dịp tưởng niệm 28 năm ngày 30-4-1975, Sàigòn Times trân trọng giới thiệu phần lược dịch của Vũ Quang về biên bản 2 cuộc họp mật của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ bài viết "Mỹ Đi Đêm Với CS Nga & CSVN" của Hoàng Tuấn; bài cảm nghĩ về 30?của Phạm Thanh Phương cùng một số bài thơ về 30-4 của nhiều tác giả.



* * *



Trong những ngày cuối tháng Tư 1975, khi cộng sản Bắc Việt ồ ạt tiến thẳng vào Sài gòn, thì ở Hoa Kỳ, giới lãnh đạo chính phủ, từ tổng thống Ford trở xuống, đều chỉ chú tâm vào một việc duy nhất: an nguy của những công dân Mỹ, phần đông là nhân sự của các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ như DAO (Defense Attaché Office - Văn phòng Tùy Viên quốc phòng), hoặc nhân viên tòa đại sứ và nhân viên các tổ chức phi chính phủ cùng một số binh sĩ TQLC trực gác các cơ sở Hoa Kỳ.

Chính phủ Hoa Kỳ đã không hề để tâm đến số phận của hàng chục triệu người dân miền Nam Việt Nam, các quân nhân công chức trong quân đội và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa hoặc những nhân viên Việt Nam lúc ấy đang phục vụ cho các cơ quan Hoa kỳ nêu trên. Hơn thế nữa, ngay cả những người Việt Nam là thân nhân quyến thuộc của công dân Hoa Kỳ cũng không được chính phủ Hoa Kỳ ngó ngàng đến. Vào thời điểm ấy, ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ là có đủ thời giờ thu xếp rút hết nhân sự Mỹ ra khỏi Việt Nam. Để có thể thực hiện việc này, chính phủ Ford đã không ngần ngại thương lượng điều đình với Bắc Việt và quan thầy Nga Sô mà không cho VNCH biết.


Theo một số tài liệu tối mật vào thời điểm ấy, hiện đã được Viện Bảo Tàng của Tổng Thống Ford (Ford Museum) bạch hóa, thì chính phủ Hoa Kỳ đã không ngần ngại xin xỏ Bắc Việt tạm thời ngưng tấn công để Hoa Kỳ có thể rút hết nhân sự một cách êm thắm. Bù lại Hoa Kỳ sẵn sàng chấp nhận bất cứ một điều kiện nào mà nhà cầm quyền Hà nội cùng Mạc Tư Khoa đưa ra, miễn là có thể "cho phép việc tiếp tục di tản công dân Hoa Kỳ cùng một số người miền Nam Việt Nam mà Hoa Kỳ có bổn phận trực tiếp đặc biệt" trong một "cuộc tạm đình chỉ giao tranh".


Các tài liệu này cũng cho thấy Nga Sô đã trả lời giùm cho đàn em Bắc Việt rằng "phe Việt Nam đồng ý về vấn đề di tản công dân Hoa Kỳ khỏi Nam Việt Nam". Hơn thế nữa, Nga Sô cũng nhấn mạnh "Việt Nam đã quả quyết rằng họ không có ý định có ngăn cản bất cứ hành động quân sự nào nhằm vào việc di tản công dân Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam và quả thật thì những điều kiện thuận lợi đã được thiết lập cho một cuộc di tản như thế". Trong số tài liệu được bạch hóa có biên bản của hai buổi họp Hội đồng An ninh Quốc gia vào hai ngày 24/4/75 và 28/4/75 cùng một số hồ sơ được trình bày trong buổi họp đó. Sau đây là những đoạn chính yếu của những tài liệu được bạch hóa. (Những phần trong ngoặc vuông [...] là phần phụ chú của người dịch).

BIÊN BA?N BUỔI HỌP HỘI ĐỒNG AN NINH QUỐC GIA NGÀY 24/4/75

Hiện diện: Tổng thống Ford, Phó tổng thống Rockefeller, Ngoại trưởng Kissinger, Bộ trưởng quốc phòng Schlesinger, Tham mưu trưởng hội đồng liên quân (Chairman Joint Chiefs of Staff) Tướng George S Brown, Tổng giám đốc CIA William Colby, thứ trưởng ngoại giao Robert Ingersoll, thứ trưởng quốc phòng William Clements, trung tướng Brent Scowcroft biệt phái phụ tá tổng thống trong hội đồng an ninh quốc gia, nhân viên hội đồng an ninh quốc gia W R Smyser.
Ngày & Giờ: Thứ Năm 24/4/1975. 4g35 chiều
Địa Điểm: Phòng nội các chính phủ, Tòa Bạch Ốc
Đề Tài: Di tản khỏi Việt Nam



*



TT Ford: Như qúy vị đã biết, trước khi chúng ta bắt đầu di tản khỏi Nam vang, chúng ta đã có một buổi họp. Lúc đó, tôi muốn biết được kế hoạch của chúng ta như thế nào. Và cuộc di tản đã diễn ra kịp thời và trong hoàn cảnh tốt đẹp nhất. Tôi liên lạc mỗi ngày với Henry (Kissinger) và Brent (tướng Scowcroft) về tình hình ở Việt Nam. Tôi biết quốc hội hiện đang tạo áp lực với chúng ta về vấn đề này. Tôi nghĩ rằng việc quan trọng nhất vẫn là tiếp tục hiện diện tại đấy nếu chúng ta còn tiếp tục đóng góp được cho một giải pháp ôn hòa, và chỉ di tản bằng một cách nào đó để không tạo sự hốt hoảng [cho người bản xứ]. Tôi biết hiện nay chúng ta đã giảm thiểu con số [công dân Hoa Kỳ] từ 6000 còn khoảng 1600 thôi.


Schlesinger: Thưa tổng thống, hiện đã tăng lên 1700.


TT Ford: Tôi đã ra lệnh giảm xuống để tới thứ Sáu [tức ngày mai] chỉ còn 1090 mà thôi.


Schlesinger: Như thế là giảm quá nhiều trong một ngày.


TT Ford: Đó là lệnh của tôi. Tôi sẽ ban hành thêm một lệnh nữa là đến ngày Chủ Nhật thì tất cả những nhân viên không trọng yếu, và phi chính phủ phải rời khỏi VN. Nhóm còn lại sẽ ở đấy cho đến khi có lệnh rút hết. Chúng ta vừa nhận được sự trả lời từ Nga Sô về một lời yêu cầu của chúng ta. Henry, anh tóm tắt sơ qua sự kiện này cũng như câu trả lời đi.


Kissinger: Theo sự yêu cầu của tổng thống, tôi đã liên lạc với Dobrynin hôm thứ Bảy để yêu cầu họ giúp đỡ hầu cho phép chúng ta tổ chức một cuộc di tản an toàn cũng như bắt đầu cuộc thương thuyết chính trị. Đồng thời tôi cũng yêu cầu họ tạo điều kiện cho cuộc thương thuyết này có thể xảy ra. Chúng ta cũng nhấn mạnh với ông ta rằng chúng ta sẽ có cái nhìn thật nghiêm trọng nếu phi trường Tân Sơn Nhất bị tấn công. Và chúng ta đã nhận được hồi âm.


Theo tinh thần của hồi âm này thì nếu chúng ta tiếp tục tiến hành cuộc đối thoại chúng ta sẽ được bảo đảm là không có một hành động quân sự nào xảy ra trong lúc chúng ta di tản người của chúng ta. Về mặt chính trị thì cuộc sắp xếp giữa 3 phe [Hoa Kỳ, Nga Sô và Bắc Việt] cho chúng ta một hy vọng rằng sẽ có một giải pháp là chính phủ liên hiệp, tốt hơn việc đầu hàng vô điều kiện. Chúng ta sẽ liên lạc lại với Nga Sô để xem họ muốn nói gì khi họ nhắc đến việc thực thi Hiệp Định Ba lê và đồng thời để cho họ biết rằng chúng ta sẽ hợp tác trong vấn đề ấy. Chúng ta sẽ nói rằng chúng ta sẽ không có hành động hấp tấp nào và nghĩ rằng họ cũng sẽ không có hành động như thế.


TT Ford: Theo sự nhận định của tôi thì tình hình lắng dịu hiện nay là kết quả của việc này. Qúy vị có thể cho rằng họ chưa chuẩn bị xong, và sẽ có hành động một khi họ đã sẵn sàng. Điều này cho thấy có lẽ họ chấp nhận một sự thỏa thuận trong khuôn khổ Hiệp Định Ba Lê và chúng ta có thể giữ người của chúng ta ở đó và tiếp tục giảm thiểu con số cho đến khi nào chúng ta quyết định rút hết. Chúng ta đã phải trải qua một giai đoạn khó khăn. Đấy là một sự nguy hiểm, và là một canh bạc may rủi, nhưng đó là trách nhiệm của tôi và tôi không muốn làm bất cứ một việc gì có thể phương hại đến tình hình cả. Tôi nghĩ rằng tôi đã có hành động đúng đắn, và tôi sẽ tiếp tục hành xử như thế. Điều tiên quyết mà tất cả mọi người đều phải nghĩ đến là con số 1090 người và việc rút hết tất cả những người không phải là công chức chính phủ hoặc ở những chức vụ không trọng yếu. Đấy là những người Hoa Kỳ, chứ không phải là những quyến thuộc người Việt Nam (Vietnamese dependents). Tôi cho rằng con số này [những quyến thuộc người Việt] mỗi ngày một gia tăng, với tỷ số là 4:1 [4 người Việt cho 1 người Mỹ].


Tướng Brown: Trong vài ngày qua đã tăng lên 15:1.


Kissinger: Tổng thống yêu cầu Nga Sô về việc di tản công dân Hoa Kỳ cùng người miền Nam Việt Nam nhưng họ chỉ trả lời về việc di tản công dân Hoa Kỳ thôi.


PTT Rockefeller: Anh nghĩ sao về ý kiến của họ trong vấn đề này?


Kissinger: Tôi cho rằng họ có ngụ ý "mang chúng [người VNCH] đi đi", nhưng họ không thể nào chính thức cho phép chúng ta như thế.


TT Ford: Tôi nghĩ họ không cho phép chúng ta sử dụng vũ lực.


Schlesinger: Chúng ta thích thú với sự ràng buộc như thế.


TT Ford: Tuy nhiên tôi muốn làm bất cứ mọi việc gì nếu cần để bảo đảm cho cuộc di tản công dân Hoa Kỳ. George [Brown], ông có thể nói sơ qua về kế hoạch [di tản] cho chúng tôi nghe.


Tướng Brown: Chúng ta đang ở trong Giai đoạn 1. Trong Giai đoạn 2 chúng ta sẽ đưa 2 đại đội vào để giữ trật tự. Nếu chúng ta mất phi trường, chúng ta sẽ dùng trực thăng. Chúng ta có hai bãi đáp. - một bãi ở trại MACV cũ và một ở tòa đại sứ. Chúng ta có thể đáp 6 trực thăng cùng một lúc. Theo đợt 1, chúng ta có thể đưa 1100 TQLC vào. Các chiếc trực thăng có thể di tản 1100 người trong vòng 1 tiếng 15 phút. Sau đó, chúng sẽ quay trở lại để rước các quân nhân TQLC.


TT Ford: Như vậy tổng cộng sẽ tốn khoảng 2 tiếng rưỡi.


Kissinger: Graham [Martin, đại sứ Mỹ tại VN] cho biết ông ta có thương lượng với tư lệnh không kỵ (airborne) và ông này sẽ giữ trật tự.


TT Ford: Thế còn bão thì sao?


Kissinger: Thưa tổng thống, hiện không có nguy cơ ấy.


TT Ford: Tôi nghĩ rằng những mệnh lệnh gởi cho Martin sẽ đem con số [người Mỹ tại VN] xuống còn 1100.


Clements: Chúng ta bàn xem co bao nhiêu người Việt Nam [cần phải di tản]?
Kissinger: Chúng tôi không biết.


Colby: Tôi nghĩ rằng chúng ta nên di tản những người có nhiều nguy cơ đến tính mạng (high risk people) càng sớm càng tốt.


Kissinger: Chúng tôi đã bảo ông ta [Martin] ngày hôm qua và hôm nay là phải bắt đầu [di tản] liền với những người có nhiều nguy cơ.


Tướng Brown: Tôi nghĩ rằng chúng ta nên trộn lẫn lộn vừa người Hoa kỳ vừa người Việt để không bị chỉ trích là đã để nhân sự Hoa Kỳ bị làm con tin.


Schlesinger: Tin hồi âm mà Henry nhận được quả là một sự trấn an, nhưng vẫn có nhiều điều đáng quan ngại. Sự kiểm soát của họ [Nga Sô] có thể chỉ có giới hạn thôi. Đã có nhiều báo cáo cho thấy có nhiều tên bắn xẻ (snipers) đột nhập rồi. Thêm vào đó là nhiều báo cáo về những âm mưu sách động, khuấy rối, và có một vài nguy cơ là chúng sẽ tìm cách bắt cóc người Hoa Kỳ. Theo chiều hướng của tin hồi âm mà Henry nhận được thì vấn đề ấy có lẽ có thể đối phó được. Một vấn dề khó khăn hơn là việc kiểm soát dân chúng, nhất là trong những trường hợp mà họ [lính Hoa Kỳ] có thể phải bắn vào dân chúng Việt Nam. Quý vị cũng biết rằng chúng ta đều thỏa thuận đưa con số [lính Hoa Kỳ] xuống mức thấp nhất. Chúng ta cần phải tính trước việc chúng ta sẽ làm nếu có người Hoa Kỳ bị bắt làm con tin. Thí dụ như chúng ta có thể nói rằng không có một tàu bè nào có thể vào Hà nội cho đến khi mọi con tin được thả ra. Vì thế, chúng ta nên giảm thiểu tối đa con số công dân Hoa kỳ.


Colby: Chúng ta hiện có một số người đã bị cầm tù.


Schlesinger: Chỉ toàn là mấy ông truyền đạo thôi.


Colby: Không phải đâu. Có cả một số cố vấn Mỹ nữa.


TT Ford: Tôi biết rõ những nguy cơ ấy. Nhưng đấy là nguy cơ của tôi và tôi quyết định thi hành nó. Tuy nhiên, phải chắc chắn là những mệnh lệnh ấy được thi hành.
PTT Rockefeller: Không thể nào bảo đảm được quyền lợi của Hoa Kỳ mà không phải đối đầu với một vài nguy cơ.


TT Ford: Hy vọng với sự giúp đỡ của Thượng Đế.


PTT Rockefeller: Trong những hoàn cảnh như thế này, để làm được những chuyện đúng đắn, chúng ta cần phải có can đảm thực sự.

NGUYÊN VĂN LỜI YÊU CẦU KISSINGER NHẮN VỚI DOBRYNIN

Tổng thống [Mỹ] muốn những điều sau đây được thông báo khẩn cấp đến Tổng Bí Thư Brezhnev.


Trong vòng ba năm qua mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên Sô đã tiến triển theo Những Nguyên Tắc Căn Bản ký kết vào tháng 5/72, và nhất là theo nguyên tắc tự chế (principle of restraint). Hoàn cảnh ở Việt Nam hiện nay đã đến thời điểm mà Hoa Kỳ và Liên Sô phải suy xét đến những hậu quả lâu dài cho việc phát triển thêm về mối quan hệ Sô Viết Hoa Kỳ [phần tiếp theo bị cơ quan bạch hóa tài liệu dùng bút gạch bỏ] và cho tình hình quốc tế nói chung. Việc tranh cãi về nguyên do của tình hình hiện nay, hoặc phe nào chịu trách nhiệm, chẳng đem lại lợi lộc gì cả.


Trong hoàn cảnh hiện nay, điều quan tâm tối thượng của Hoa Kỳ là việc thực hiện được một số điều kiện có kiểm soát để cứu nhiều mạng sống và cho phép việc tiếp tục di tản công dân Hoa Kỳ cùng một số người miền Nam Việt Nam mà Hoa Kỳ có bổn phận trực tiếp đặc biệt. Điều này chỉ có thể thực hiện được bằng một cuộc tạm đình chỉ giao tranh [tại Miền Nam Việt Nam].


Chúng tôi khẩn thiết yêu cầu chính phủ Liên Sô dùng văn phòng của quý vị để đạt được một cuộc tạm đình chỉ giao tranh. Về vấn đề này, chúng tôi sẵn sàng thảo luận những hoàn cảnh chính trị đặc biệt đề có thể tạo điều kiện cho việc này xảy ra. Chúng tôi yêu cầu sự hồi âm nhanh chóng.


NHỮNG ĐIỂM KISSINGER NHẤN MẠNH KHI ĐƯA LỜI YÊU CẦU


- Hoa Kỳ không dùng Trung cộng hoặc bất cứ một quốc gia nào khác làm trung gian, chỉ nhờ Nga sô, và Hoa Kỳ không bao giờ chấp thuận tự mình liên lạc với Bắc Việt.
- Hoa Kỳ liên lạc với Mạc Tư Khoa vì quyền lợi dài lâu cho cả hai phe Nga sô và Hoa Kỳ là việc chấm dứt hoàn cảnh hiện nay ở Việt Nam trong một phương thức sẽ không tạo ảnh hưởng xấu cho quan hệ song phương giữa hai phe hoặc ảnh hưởng đến thái độ của dân chúng Hoa Kỳ về những vấn đề quốc tế khác.


- Nếu có cuộc đình chiến tạm thời, Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng lập tức tái nhóm Hội Nghị Ba Lê hoặc sẵn sàng tái xét về bất cứ một giải pháp nào khác mà Nga sô và Hà nội đề ra.
- Trong thời gian tạm đình chiến, Hoa Kỳ sẵn sàng đình chỉ viện trợ quân sự (halt military supplies) [cho VNCH].


- Hoa Kỳ lo ngại sẽ có những cuộc tấn công vào các phi trường tạo khó khăn cho việc di tản có trật tự các công dân Hoa Kỳ.


- Hoa Kỳ khám phá rằng hỏa tiễn phòng không SAM (surface to air missile) của Nga sô đã được mang đến cách Sài gòn 50 dặm. Hoa Kỳ muốn nhấn mạnh rằng bất kỳ một sự tấn công nào vào các phi cơ chở hành khách sẽ dẫn đến một tình trạng thật nguy hiểm.
- Trước hoàn cảnh quân sự hiện thời, Hoa Kỳ cần biết rằng có cơ hội nào tạm đình chiến để có thể có bắt đầu một thủ tục chính trị hay không.


- Câu trả lời của Nga sô sẽ có tầm ảnh hưởng quan trọng trong quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Nga sô.

HỒI ÂM CỦA NGA SÔ

Như đã đạo đạt đến Tổng Thống [Ford] ngay sau khi lời yêu cầu ngày 19/4 của Tổng Thống được Tổng Bí Thư Brezhnev đón nhận, chúng tôi đã theo những thủ tục thích hợp để liên lạc với phe [CS] Việt Nam về vụ việc này.


Chiếu theo kết quả của những lần liên lạc ấy, chúng tôi có thể thông báo với Tổng Thống như sau: phe Việt Nam đồng ý về vấn đề di tản công dân Hoa Kỳ khỏi Nam Việt Nam. Việt Nam đã quả quyết rằng họ không có ý định ngăn cản bất cứ hành động quân sự nào nhằm vào việc di tản công dân Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam và quả thật, những điều kiện thuận lợi đã được thiết lập cho một cuộc di tản như thế.


Đồng thời, họ cũng nhấn mạnh rằng trong nỗ lực đấu tranh để đạt được một thỏa thuận chính trị, phe [CS] Việt Nam sẽ tiến hành từ Hiệp định Ba Lê. Chúng tôi cũng được thông báo là [CS] Việt Nam không hề có ý định làm tổn thương uy danh của Hoa Kỳ.
Qua việc thông báo mật và riêng tư (confidential) những điều nói trên với Tổng Thống, Tổng Bí Thư Brezhnev bày tỏ hy vọng rằng tổng Thống thông cảm được với lập trường của [CS] Việt Nam và sẽ không cho phép Hoa Kỳ [tại VN] có bất kỳ hành động nào khả dĩ khiến cho tình hình ở Đông dương trở nên trầm trọng hơn.

 

Xin kính gửi quý diễn đàn bài diễn văn của chị Lữ Anh Thư ở tiết mục thuyết trình & hội thảo vớ'i chủ đề " Chúng Ta Là Ai và Chúng Ta Phải Làm Gì ? " trong buổi Tưởng Niệm Quốc Hận 30-4 tại thành phố Arlington, TX. Chị Lữ Anh Thư là một trong hai diễn giả được mời đến thuyết trình. Vị diễn giả thu*' hai là anh Phạm Nam Phu, Phó Chủ Tịch Tổ Chứ'c Phục Hưng VN. Buổi Tưởng Niệm Quốc Hận 30-4 này do cộng đồng Dallas/Fort Worth và các đoàn thể tại địa phương thực hiện.

Kính nhờ quý diễn đàn chuyển giùm. Thành thật cám o*n.

 

 

Kính thưa qúy bậc trưởng thượng

Kính thưa quý vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể

Kính thưa nhị vị chủ tịch cộng đồng tại Dallas và Fort Worth,

Thân chào các anh chị em bạn trẻ,

Tôi rất hân hạnh được có mặt ở đây hôm nay để cùng cộng đồng người Việt tại Dallas-Ft. Worth tưởng nhớ đến quê hương, đồng bào nhân dịp tưởng niệm 28 năm đất nước thân yêu rơi vào tay cộng sản.

Kính thưa quý vị, tôi còn nhớ rất rõ ngày 29/4/75 khi tôi cùng gia đình phải lìa bỏ quê hương lánh nạn cộng sản. Vẫn còn in trong ký ức tôi hình ảnh một Saigon trong cơn hỗn loạn, với những tiếng pháo kích nổ rền trời, những cụm khói cháy đen bao trùm thành phộ Tôi vẫn còn nhìn thấy khuôn mặt hốt hoảng, sợ sệt của người dân Saigon nhôn nháo bồng bế nhau tìm đường tẩu thoát. Tôi không bao giờ quên được buổi chiều cuối tháng 4, khi chiếc xà lan chở gia đình tôi cùng hằng ngàn đồng bào khác rời sông Saigon hướng ra biển. Ngồi cuối xà lan, tôi cố thu vào trong ký ức hình ảnh của Saigon dù lúc đó Saigon thân yêu đang chìm trong khói lửạ Tiếng pháo kích, tiếng kho đạn thành Tuy Hạ nổ cháy pha lẫn tiếng người la hét, kêu gào là những tiếng đau thương tôi vẫn còn nghe văng vẳng bên taị Sau 6 ngày lênh đênh trên biển, tàu của tôi đến bến ở Phi Luật Tân. Nhìn thấy đất liền, mọi người reo hò mừng rợ Nhưng sau tiếng reo hò mừng rờ là nghẹn ngào những tiếng nấc. Bến bờ kia không phải là quê hương mình. Cũng từ giây phút đó, tôi nhận thức được mình đã trở thành một người dân lưu vong, không còn đất nước. Thân phận một người tị nạn càng thấm thía hơn những ngày sống trong các trại tạm cư, chờ mong vào lòng nhân đạo của thế giới.

Gần 30 năm đã quạ Những người Việt Nam tị nạn năm xưa giờ đã hội nhập đời sống nơi quê hương tạm dung này, đã tái tạo lại sự nghiệp và ổn định cuộc sống. Những em bé tị nạn năm xưa giờ đã là những kỹ sư, bác sĩ thành đạt trong xã hội Hoa Kỵ Chúng ta bây giờ không còn bị coi là người Việt Nam tị nạn mà là những người Mỹ gốc Việt . Nhưng chúng ta thì saỏ Có bao giờ chúng ta tự hỏi mính: chúng ta là ai?

Kính thưa quý vị,

ện tại trên thế giới có hơn gần 3 triệu người Việt Nam lưu vong. Ða số không còn mang quốc tịch Việt Nam. Sinh ra hay lớn lên tại Hoa Kỳ, một số chúng ta cảm thấy gần gủi với đất nước này hơn đất nước chúng tạ Nhưng dù có mang quốc tịch hay tên gì đi nữa, chúng ta vẫn là gốc Việt, vẫn mang trong tim dòng máu Tiên Rồng, vẫn hãnh diện về nguồn gốc dân tộc. Vì không thể chấp nhận chế độ bạo tàn, phi nhân của cộng sản mà chúng ta phải bỏ nước ra đi, chứ có phải đâu vì miếng cơm, manh áỏ Hôm nay đây, đất nước thân yêu vẫn chìm đắm trong đói nghèo, lạc hậu, trong gông cùm của chế độ ngu hèn cộng sản. CSVN sau bao nhiêu năm gọi những người Viêt tị nạn là tay sai Mỹ ngụy, là thành phần phản động, nay đã âu yếm gọi chúng ta là Việt kiều, là ỏkhúc ruột ngàn dặmọ Nhưng duÀ chúng có gọI ta là gì đi nữa, dù có mang quốc tịch nào đi nữa, chúng ta vẫn là người Việt quốc gia tị nạn cộng sản, nhưng là người tị nạn biết suy tư.

Khi chúng ta bỏ nước ra di 28 năm trước, chúng ta đã mất tất cạ Di sản còn lại duy nhất là lá cờ vàng 3 sọc đỏ, là quốc kỳ biểu tượng cho tự do, dân chủ, cho chính nghĩa của chúng tạ Hôm nay đây, quốc kỳ này càng quý báu hơn nữa, vì nó nhắc nhở cho chúng ta đến nguồn cội của mình, đến quê hương thân yêu và vì sao chúng ta phải lưu lạc tha phương.

Kính thưa quý vị,

Chúng ta hiện đang sống trong một đất nước văn minh, nơi mà mọi quyền tự do căn bản của con người được bảo đảm và tôn trọng. Chúng ta có cơ hội học hỏi những cái hay, cái đẹp, có sự nghiệp vững vàng, có tương lai tươi sáng. Nhìn lại quê hương, Việt Nam đã và đang trải qua một thờI kỳ tối đen trong lịch sự Bao nhiêu thế hệ tuổi trẻ Việt Nam không được ăn học, không có tương laị Tuổi trẻ Việt Nam lượm rác, đánh giàỵ Hay tuổi trẻ Việt Nam bị buôn đi làm nô lệ trên thế giớị 30 năm dướI một chế độ gian manh, chuyên đàn áp, bóc lột, đạo đức, luân lý dân tộc hôm nay đã băng hoại ít nhiềụ Ngoài những đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền, chà đạp quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng của người dân, trong gần 2 năm qua, đảng cộng sản Việt Nam đang chuyển mũi dùi sang một thành phần khác: đó là tuổi trẹ Nếu chúng ta quan tâm đến những gì xãy ra tại VN lúc gần đây, nạn nhân những vụ bắt bớ, giam cầm gần đây là những người trẻ, thuộc thành phần trí thức hay chuyên nghiệp. Chỉ vì phiên dịch một bài viết mang tựa đề ỏThế nào là dân chủõ anh Lê Chí Quang đã bị kết án 4 năm tụ Anh Phạm Hồng Sơn vì chỉ trích đường lối của đảng cũng bị bắt giam không xét xự Ðây là những người trẻ, có học thức, trong đó có cả những người từng là đảng viên cộng sản.

Song song với việc đàn áp người dân trong nước, csvn mặt khác lại bằng mọi cách lũng đoạn hàng ngũ người Việt quốc gia tại hải ngoạị Núp dưới những chiêu bài giao lưu văn hoá, csvn đưa những văn nghệ phẩm, sách báo, và cả văn nghệ sĩ sang hải ngoại để ru ngủ chúng ta,cố che đăy một chính sách phi nhân dưới lớp áo nhân bản. Chúng tìm cách tạo ra những đố kỵ, gây chia rẽ giữa những đoàn thể hầu phân tán tiềm lực chống cộng của người Việt chúng tạ Sự tái lập bang giao giữa Hoa Kỳ và VN cho CSVN nhiều cơ hội để trà trộn vào để phá rối hàng ngủ chúng ta.

Trước tình thế hiện tại, hơn bao giờ hết chúng ta cần cũng cố lập trường để bảo vệ cho thành trì chống cộng của chúng ta tại hải ngoạị Chúng ta cần nhắc nhở nhau về những chiêu bài gian manh của cộng sản để khỏi vô tình tiếp tay làm công cụ tuyên truyền cho cộng sản và chính sách phi nhân của chúng. Chúng ta cần tiếp tục tố cáo những tội ác của cs trước dư luận quốc tệ Ðồng thời, với quy chế công dân, chúng ta vận động với chính quyền HK, với những người đại diện do chúng ta bầulên giúp chúng ta nói lên tiếng nói cho hằng triệu đồng bào chúng ta tại quốc nộị Người Do Thái không cho thế giới quên tội ác Ðức Quốc Xã bao giờ; Chúng ta phải giúp thế giới nhìn thấy bộ mặt thật của bọn cs vì họ không hiểu được sự gian manh của chúng như chính chúng ta, những người từng là nạn nhân của chế độ baọ tàn đọ Ngoài thực lực chính trị, chúng ta còn có thực lực kinh tệ VớI số tiền 4 tỉ mỹ kim chúng ta gởI về trong nước hàng năm, số tiền mà đảng và nhà nước cộng sản bám vào để sống còn, chúng ta có thể dùng sức mạnh kinh tế để đòi hỏi bạo quyền hà nộI phải thay đổI chính sách của ho Chúng ta phải tự hỏi nếu chúng ta không làm thì ai làm? Và nếu bây giờ không đúng lúc thì bao giờ mới đúng lúc?

Ðất nước VN không thiếu anh tài, không thiếu tài nguyên, sao lại là nước nghèo nhất nhì thế giớI, thua cả những nước láng giềng?

Kính thưa quý vị, chúng ta không thể là khối đa số thầm lặng. Chúng ta càng không thể trông chờ vào một thế lực nào đó giúp cho chúng tạ Cha Ông chúng ta đã hy sinh xương máu cho chúng ta có được hôm naỵ Chúng ta có bổn phận giữ gìn và bảo vệ để trao truyền lại cho thế hệ mai saụ NgườI Việt quốc gia hải ngoại cần liên kết nhau để thống nhất các sinh hoạt đãu tranh hầu tạo một thế lực mạnh để buộc đối phương phải lắng nghe tiếng nói của chúng tạ Hãy xử dụng thực lực và quyền lợI đang có để đạt được điều mính mong muốn. Trách nhiệm đòi lại quê cha đất tổ, xây dựng một VN thật sự tự do, dân chủ, phú cường là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam góp bàn tay theo khả năng của mình để làm rạng danh nòi giống.

Trước khi dứt lời,xin được chia sẻ cùng quý vị một đoạn của bài thơ Dặn Con Khi Khôn Lớn của tác giả Trang Châu mà tôi đã thuộc nằm lòng và xin một lần nữa cảm ơn Ban Tổ Chức đã cho tôi hân hạnh có mặt tại đây hôm naỵ

Ngày ra đi cha ẳm trên tay

Con mới khôn 3 tháng 1 ngày

Con đâu biết nhà tan, nước mất

Ðâu biết mình sao lạc phương tây

Con lớn khôn quê người ấm no

Ðất nước yên vui tươi thắm bốn mùa

Con đâu biết những gì con đang hưởng

Là những gì đất nước đang mơ

Tên Con Cha phải đặt thêm tên

Cho người dễ đọc người nghe quen

Nhưng con phải nhớ người người ta trọng

Là người không chối bỏ tổ tiên

Nếu con thấy đêm đông mịt mùng

Con đừng ngồi đó để mong trăng

Ðừng ngồi đó chờ ai nhóm lửa

Tự thắp con ơi, ngọn nến hồng.

Xin mỗi chúng ta háy là một ngọn nến,thắp lên một ngày mai tươi sáng cho quê hương Việt Nam thân yêụ